HOẠT ĐỘNG

hoạt động

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Fri, 05/07/2019 10:00 | GMT +7
Bệnh dịch tả lợn/ heo châu Phi (ASF) là gì? Là một loại bệnh gây ra bởi một loại vi rút có ADN phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae. Vi rút này có đặc tính đặc biệt đề kháng với môi trường mà không có biện pháp điều trị cũng như tới nay chưa có vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo. Với lý do này, bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi xuất hiện dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức y tế và ngành công nghiệp về thịt heo.

 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh ASF:

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh, và tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên đến 100%. Những triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng thường gặp khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp (kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy. Sẩy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những triệu chứng của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm da viêm khớp mãn tính

Bệnh dịch tả lợn châu Phi lây truyền từ  2 con đường:

  • Trực tiếp: Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh​

·Gián tiếp:

Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm bệnh 

Sản phẩm thịt heo: các sản phẩm từ thịt heo như xúc xích, thịt muối, thịt xông khói…. được chế biến từ những con heo bệnh

Những tế bào bị nhiễm bệnh như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo.

Côn trùng trực tiếp truyền bệnh (những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn)

Cách phòng tránh dịch tả lợn châu Phi:

  • Đối với cơ sở chăn nuôi:

 -Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý lợn chết…

- Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.

- Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt lợn, xe chuyển cám, xe 2 bánh... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.

- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.

- Tăng cường chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vacxin đối với các bệnh do virus như: Dịch tả, tai xanh (PRRS), lở mồm long móng, giả dại, Circovirus… tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…

- Nhập lợn có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này.

  • Đối với nhà quản lý:
  • Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y .
  • Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.
  • Không điều trị lợn bị bệnh hoặc lợn bị nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
  • Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
  • Đối với người tiêu dùng:
  •  Bệnh dịch tả lợn Châu Phi không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên nếu lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khác như Heo tai xanh, cúm, thương hàn… những bệnh này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.  
  • Nên ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

Cách chọn thịt lợn sạch giữa bão dịch tả lợn châu Phi:

  • Để mua được thịt lợn sạch một cách dễ dàng nhất, người dân nên mua thịt tại các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng, nên mua thịt lợn tại các hàng đã được cơ quan thú y kiểm dịch, không mua thịt giá rẻ, bán dạo trên đường không rõ xuất xứ, không mua thịt lợn tại các vùng nằm trong ổ dịch.
  • Để phân biệt được thịt lợn khỏe mạnh, người dân có thể quan sát bằng mắt thường, sẽ thấy thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Tuyệt đối không mua thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, nếu chạm tay thấy chảy nhớt thì đó là thịt ôi hoặc đã mắc bệnh.
  • Ngoài ra, người dân có thể dùng tay để kiểm tra độ đàn hồi của thịt, nếu thịt bị ngón tay ấn vào không bị lõm, không bị dính, rỉ nước và chắc thì đó là thịt khỏe mạnh. Ngoài ra, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu da sáng hồng hào, còn lợn nhiễm bệnh sẽ có phần bì lấm chấm xuất huyết, nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả sẽ có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc vành tai, lá lách phình to, phổi lợn nặng và sáng, có nhiều cục nhỏ giữa các thùy và có dịch kèm bọt khí rỉ ra khi cắt.

- Hiện nay, tình hình dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Vì vậy, khi tiêu thụ thịt lợn nên:

             + Nấu chín thịt lợn trước khi ăn;

             + Không tới thăm khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng;

             + Khi thấy lợn chết, hãy báo cho cán bộ thú y xã hoặc chính quyền địa phương;

             + Không mang lợn hoặc các sản phẩm thịt lợn ra nước ngoài. Nếu mang ra, hãy khai báo hoặc hỏi các cơ quan chức năng trước để trách bị phạt.

CCATVSTP.