HOẠT ĐỘNG
hoạt động
Kiểm soát nguyên liệu đầu vào:
• Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm.
• Kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, đảm bảo có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.
• Sử dụng nguyên liệu tươi, tránh thực phẩm ôi thiu, có dấu hiệu hư hỏng.
• Bảo quản nguyên liệu đúng cách: thịt, cá trong tủ đông; rau củ để nơi thoáng mát.
%20of%20Picture%20079.jpg)
Vệ sinh khu chế biến
• Nhà bếp phải sạch sẽ, có hệ thống thoát nước tốt, không đọng nước.
• Dụng cụ chế biến (dao, thớt, nồi, chảo…) cần vệ sinh thường xuyên, phân biệt dao, thớt sử dụng cho thực phẩm sống và chín.
• Phân khu rõ ràng giữa khu sơ chế, khu chế biến và khu nấu nướng để tránh nhiễm chéo.
• Rác thải thực phẩm phải được xử lý đúng cách, không để lâu trong bếp.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân của nhân viên
• Nhân viên bếp phải mặc đồ bảo hộ: khẩu trang, bao tay, tạp dề, mũ che tóc.
• Rửa tay sạch trước khi chế biến, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với thực phẩm sống.
• Không làm việc nếu có dấu hiệu bệnh (cảm cúm, tiêu chảy…) để tránh lây nhiễm thực phẩm. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thức ăn không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kiểm soát quy trình nấu
• Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp: thịt, cá phải nấu chín hoàn toàn.
• Không để thức ăn chín tiếp xúc với thực phẩm sống.
• Sử dụng dầu ăn đúng cách, không dùng dầu chiên lại nhiều lần.
• Hạn chế sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc.
%20of%20Picture%20090.jpg)
Bảo quản và phục vụ thực phẩm đúng cách
• Thức ăn nấu xong phải dùng trong thời gian cho phép, tránh để quá lâu.
• Bảo quản thực phẩm chín trong tủ giữ nhiệt hoặc ngăn mát tủ lạnh nếu chưa sử dụng ngay.
• Dụng cụ đựng thức ăn phải sạch sẽ, không dùng chung giữa thực phẩm sống và chín.
• Nước uống phải đảm bảo vệ sinh, dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi.
Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm
Định kỳ kiểm tra chất lượng thực phẩm, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.